Trẻ bị sâu răng có cần nhổ không?

Nguyên nhân và tiến trình sâu răng ở trẻ

Sâu răng rất dễ dàng xảy ra ở trẻ em. Phần lớn trẻ bị sâu răng là do cách vệ sinh răng chưa đúng hoặc do chế độ ăn uống không khoa học. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng sâu răng ở trẻ em:

  • Chế độ ăn nhiều đường và tinh bột, thực phẩm dễ bám dính
  • Thói quen bú bình, ngậm sữa, ngậm cơm khi ăn, thường xuyên ăn vặt
  • Vệ sinh răng miệng kém
  • Trẻ bị thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là can-xi và các dưỡng chất cần thiết cho xương, răng sẽ khiến cấu trúc của răng yếu, men răng dễ bị bào mòn và dễ bị axit tấn công.
  • Không nhận đủ florua: Florua là một khoáng chất tự nhiên, cùng với can-xi, florua có vai trò kiến tạo men răng và tái khoáng men răng khi men răng bị tổn thương, ức chế hoạt động của các vi khuẩn làm hại men răng, phòng ngừa sâu răng. Nguồn cung cấp nước hạn chế hoặc không có florua hoặc sử dụng kem đánh răng không chứa Florua sẽ làm cho răng trẻ dễ bị sâu hơn bình thường.
  • Khô miệng, tiết ít nước bọt hơn bình thường. Nước bọt giúp ngăn ngừa sâu răng bằng cách rửa sạch thức ăn và mảng bám trên răng. Các chất có trong nước bọt cũng giúp chống lại axit do vi khuẩn tạo ra.
  • Trẻ sử dụng một số loại thuốc làm giảm sản xuất nước bọt.
  • Chứng trào ngược dạ dày, ợ chua có thể khiến axit dạ dày trào ngược lên miệng là mòn men răng và tổn thương răng.

Tiến trình sâu răng ở trẻ gồm 3 giai đoạn: sâu men răng, sâu ngà răng và sâu lan vào tủy răng gây viêm tủy răng.

Trẻ ăn thức ăn nhiều đường, tinh bột và không vệ sinh kỹ sẽ hình thành mảng bám vôi răng. Các axit trong mảng bám phá hủy các khoáng chất trong lớp men bên ngoài. Sự xói mòn này gây ra các lỗ trên men răng và gây ra sâu men răng.

Khi đã tấn công vào men răng, theo thời gian vi khuẩn và axit sẽ tiếp tục tấn công đến lớp tiếp theo là ngà răng dẫn đến sâu ngà răng.

Khi sâu răng phát triển, vi khuẩn và axit phá hủy lớp ngà răng để tiến vào lớp tủy răng là nơi có chứa dây thần kinh và mạch máu. Lúc này sẽ gây ra tình trạng viêm tủy răng. Tủy răng bị viêm nếu không kịp thời điều trị sẽ gây nhiễm trùng nặng và dẫn đến áp-xe răng, đe dọa tính mạng trẻ.

Sâu răng ở trẻ nhận biết bằng cách nào?

Giai đoạn sâu men răng, trẻ không có dấu hiệu đau hay bất thường nên ba mẹ sẽ khó nhận biết ở giai đoạn này. Ba mẹ cần thường xuyên theo dõi răng miệng của trẻ, nếu thấy những biểu hiện dưới đây thì có thể trẻ đang bị sâu răng:

  • Xuất hiện những đốm trắng đục trên răng cho thấy men răng của trẻ bắt đầu bị hỏng: dấu hiệu đầu tiên và thường khó phát hiện.
  • Xuất hiện những lỗ có màu nâu/ đen trên bề mặt răng cho thấy trẻ đã bị sâu răng.
  • Đau răng: Trẻ bị đau trong và xung quanh khu vực chiếc răng bị sâu.
  • Nhạy cảm răng: Trẻ bị ê buốt răng khi ăn một số loại thực phẩm (thức ăn nóng/ lạnh, đồ ngọt…)
  • Trẻ bị đau khi ăn nhai, cắn, đánh răng, thường xuyên bị chảy máu răng.
  • Sâu răng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như cuộc sống của trẻ. Khi sâu răng phát triển, sức khỏe răng miệng của trẻ cũng bị giảm sút do:
  • Ê buốt, sưng, đau răng và khu vực xung quanh
  • Sưng hoặc chảy mủ quanh răng
  • Ăn nhai khó
  • Mẻ, vỡ răng sâu
  • Viêm tủy cấp, áp-xe răng
  • Mất răng (Việc mất răng sữa sớm do sâu răng sẽ ảnh hưởng đến vị trí răng vĩnh viễn, dẫn đến tình trạng bất thường về khớp cắn)
  • Răng bị xô lệch sau khi mất răng

Bên cạnh đó, sâu răng còn tác động đến tinh thần và những hoạt động khác của trẻ như:

  • Đau ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Trẻ bị đau răng sẽ có quả học tập kém hơn những bạn khác.
  • Các vấn đề về dinh dưỡng như nhẹ cân, suy dinh dưỡng do ăn hoặc nhai bị đau hoặc khó khăn.
  • Sâu răng, mất răng do sâu răng sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, từ đó khiến trẻ bị bạn bè trêu chọc dẫn đến tâm lý mất tự tin.
  • Sâu răng vào tủy dẫn đến áp xe răng có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí đe dọa tính mạng.

Trẻ bị sâu răng có cần nhổ không? Cách phòng ngừa sâu răng cho trẻ

Nếu không may trẻ bị sâu răng, ba mẹ hãy liên hệ đến Nha khoa Nhân Tâm - địa chỉ phòng khám nha khoa chất lượng tại HCM để thực hiện điều trị sâu răng cho trẻ càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp với từng giai đoạn sâu răng ở trẻ. Giai đoạn vừa chớm, lỗ sâu nhỏ thì có thể chỉ cần vệ sinh răng miệng và bổ sung florua. Giai đoạn sâu men, sâu ngà thì loại bỏ phần sâu và trám răng. Giai đoạn răng sâu lan vào tủy cần điều trị tủy và trám bít răng sâu. Giai đoạn răng đã sâu nặng không thể giữ lại chân răng thì tiến hành nhổ răng để tránh nhiễm trùng lan rộng và có thể phục hình bằng  răng giả.

Để phòng ngừa sâu răng cho trẻ, ba mẹ đừng quên cho trẻ thực hiện những phương pháp sau đây:

  • Tập thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ. Cho trẻ sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước để làm sạch thức ăn thừa và súc nước muối ấm thường xuyên. Trẻ trước 1 tuổi ba mẹ dùng gạc nhúng vào nước muối ấm lau sạch vùng răng, nướu và lưỡi. Trẻ từ 1 tuổi ba mẹ có thể đánh răng cho trẻ và tham khảo ý kiến bác sĩ về loại bàn chải và kem đánh răng cho trẻ em.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm ngọt, thực phẩm dai cứng và dễ bám dính. Bổ sung đầy đủ Can-xi, vitamin C, rau xanh, trái cây và thực phẩm từ sữa.
  • Cho trẻ uống nước đầy đủ, tránh tình trạng bị khô miệng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Ba mẹ nên kiểm tra nguồn nước sinh hoạt xem có florua hay không, nếu không có thể bổ sung lượng florua bằng kem đánh răng/ nước súc miệng để giúp men răng trẻ chắc khỏe hơn.
  • Cho trẻ khám răng và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/1 lần
  • Không cho trẻ dùng tăm xỉa răng, cắn đồ vật, cho tay vào miệng, bú bình khi ngủ, ngậm bình sữa lâu, ngậm cơm khi ăn.
  • Có thể cho trẻ trám bít các hố rãnh trên răng (trám sealant) để phòng ngừa sâu răng.