Răng khôn mọc khi nào?
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, là chiếc răng hàm thứ 3, nằm trong cùng trên cung hàm và thường mọc vào độ tuổi 17 -25 tuổi khi con người đã bước vào tuổi trưởng thành nên được gọi là răng khôn. Có 3 kiểu mọc răng khôn chính:
- Răng khôn mọc thẳng đứng: Răng mọc thẳng bình thường, mọc cao hơn xương hàm và đường viền nướu, không ngầm, không lệch.
- Răng khôn mọc ngầm: Răng khôn không mọc ra khỏi nướu mà nằm hoàn toàn trong xương hàm, gồm:
- Mọc ngầm thẳng: răng mọc đúng vị trí và chiều thẳng đứng, nhưng vẫn nằm dưới nướu.
- Mọc ngầm lệch gần: trục của răng bị nghiêng về phía trước đẩy vào răng hàm số 7.
- Mọc ngầm lệch xa: Hiếm gặp, với trường hợp này, chân răng số 8 có xu hướng mọc sát hoặc đâm và chân răng số 7, trục thân nghiêng về nghiêng về phía sau của miệng.
- Mọc ngầm ngang: răng nằm hoàn toàn theo chiều ngang 90 độ bên dưới nướu.
- Răng khôn mọc kẹt: 1 phần răng nhú ra khỏi nướu và 1 phần kẹt lại trong xương hàm, thường lệch đâm qua răng số 7, gây viêm nướu trùm răng khôn.
Răng khôn
Quá trình mọc răng khôn không diễn ra liên tục, nó tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Có những người phải mất 3-5 tháng răng mới có thể trồi lên hết, có người có thể lâu hơn. Nếu không có đủ chỗ trong miệng cho răng khôn và chúng đang cố gắng mọc lên, chúng có thể gây ra áp lực đáng kể lên các răng và mô xung quanh và gây ra những triệu chứng như:
- Không có triệu chứng: Không đau, không sưng, không sốt. Do không có dấu hiệu nên có những người không biết mình có răng khôn hay không.
- Nướu đỏ hoặc sưng: dấu hiệu phổ biến nhất và dễ nhận biết, nướu tại vị trí răng khôn bị mềm, đỏ, sưng tấy và có thể chảy máu.
- Đau nhức: Tùy theo cơ địa, kiểu mọc răng khôn mà có mức độ đau nhức khác nhau. Có thể đau nhẹ hoặc đau dữ dội và liên tục, đau từ vùng răng lên tới cơ mặt và đầu.
- Co cứng, sưng và đau hàm: Khi răng khôn mọc, vùng xương hàm sẽ bị tác động từ bên trong. Kết hợp với đó là tình trạng đau nhức khiến hàm bị co cứng và không thể há to như bình thường.
- Cảm giác ăn uống không ngon miệng: Tình trạng đau nhức và co cứng hàm, không thể há miệng để ăn uống như bình thường và mất cảm giác ngon miệng.
- Hơi thở có mùi hôi: Tổn thương nướu và hàm, đau nhức cộng với vị trí khó vệ sinh răng dẫn đến tình trạng giắt thức ăn, gây ra mùi hôi miệng.
- Bị sốt: Tình trạng nặng có thể hành sốt trong quá trình mọc răng khôn.
- Xuất hiện mủ: Trong trường hợp tại vị trí răng khôn xuất hiện mủ thì đó tình trạng áp-xe răng do răng khôn mọc ngầm hoặc mọc kẹt.
Răng khôn mọc lệch
Những biến chứng nguy hiểm do răng khôn gây ra
- Sâu răng khôn: Đây là tình trạng phổ biến khi răng khôn mọc thẳng hoặc mọc nhú 1 phần ra khỏi nướu. Do vị trí sâu trong cung hàm, khó vệ sinh nên thức ăn mắc kẹt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây sâu răng khôn. Không điều trị sẽ gây viêm nhiễm, đau nhức và làm lây lan sâu răng diện rộng.
- Viêm nướu trùm, viêm nhiễm tại chỗ: Răng khôn mọc kẹt, mọc ngầm làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng viêm, đau nướu, đau quanh thân răng, viêm nướu trùm, áp-xe, cứng hàm. Tình trạng kéo dài sẽ khiến xương xung quanh răng khôn bị phá hủy và còn có thể lan sang răng bên cạnh. Nếu không chữa trị kịp thời có thể khiến viêm vùng xương hàm, nhiễm trùng huyết, viêm màng trong tim, nhiễm trùng sang mang tai, má…
- Làm hư các răng khác: Răng khôn mọc lệch, mọc ngang đâm vào răng hàm số 7 làm hỏng răng số 7 hoặc tăng nguy cơ nhiễm trùng cho vùng răng xung quanh. Lâu dần gây xô lệch các răng trên hàm và mất cân bằng khớp cắn.
- U nang: Răng khôn mọc ngầm có thể tạo thành 1 khối u trong xương hàm, làm tổn thương xương hàm, răng và dây thần kinh. Biến chứng này có thể phải cắt bỏ mô và xương.
- Gây rối loạn cảm giác và phản xạ: Tại vị trí mọc răng khôn có nhiều dây thần kinh đi qua, khi răng số 8 mọc lệch và ngầm sẽ gây chèn ép các dây thần kinh gây ra chứng đau đầu hay các chứng đau dây thần kinh vùng đầu mặt, khiến các dây thần kinh cảm giác ở môi, da, niêm mạc và răng bị giảm hoặc không có cảm giác. Đặc biệt có thể gây nên hội chứng đau một bên mặt, phù hoặc đỏ quanh vùng ổ mắt.
Cần nhổ răng khôn để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm
Quy trình nhổ răng khôn không đau tại Nha khoa Nhân Tâm
Nha khoa Nhân Tâm là trung tâm nhổ răng khôn chất lượng tại quận 10, tiên phong ứng dụng công nghệ nhổ răng khôn không đau bằng sóng siêu âm Piezotome. Đây kỹ thuật hiện đại được sử dụng trong các tình huống phẫu thuật nha khoa yêu cầu loại bỏ mô xương bao gồm nhổ răng, phẫu thuật nha chu, nâng xoang hoặc phẫu thuật cấy ghép răng Implant).
Công nghệ này hoạt động theo cơ chế tạo ra các bước sóng siêu âm với tần số chọn lọc từ 28 – 36Khz, đầu máy sẽ chuyển động rung quanh chân răng và làm đứt các dây chằng nha chu một cách nhẹ nhàng. Sau đó, Bác sĩ sẽ chia nhỏ răng khôn ra (nếu kích thước răng lớn) và lấy ra dễ dàng mà không gây tổn thương dây thần kinh, mạch máu, nướu và xương hàm. Quy trình nhổ răng khôn như sau:
- Bước 1 : Sát khuẩn vùng phẫu thuật: Bệnh nhân súc miệng bằng dung dịch khử trùng chuyên dụng để hạn chế vi khuẩn trong khoang miệng trước khi tiến hành phẫu thuật.
- Bước 2 : Bác sĩ tiến hành gây tê nhằm giảm cảm giác đau cho bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật.
- Bước 3 : Ứng dụng công nghệ siêu âm Piezotome và tiến hành bóc tách nướu, chia nhỏ chân răng nếu cần và lấy răng khôn ra khỏi nướu.
- Bước 4: Khâu vết thương bằng chỉ nha khoa
- Bước 5: Hướng dẫn, dặn dò bệnh nhân chăm sóc sau phẫu thuật, kê đơn thuốc giảm đau và chống viêm, hẹn tái khám và cắt chỉ.
Đến với Nha khoa Nhân Tâm, bạn không còn phải lo lắng những biến chứng do răng khôn gây ra vì bạn sẽ được đội ngũ Bác sĩ là những bác sĩ nha khoa giỏi tại TP.HCM thực hiện nhổ răng khôn bằng công nghệ siêu âm Piezotome. Nhờ vậy, việc nhổ răng trở nên nhẹ nhàng, không đau, không sưng và không để lại biến chứng. Bạn chỉ mất 15-20 phút để nhổ răng khôn và sau khi nhổ răng bạn có thể nói chuyện, ăn uống và làm việc bình thường mà không cần kiêng khem hay mất thời gian nghỉ dưỡng.