Quy trình nhổ răng sâu không đau cho trẻ
Quy trình nhổ răng sâu cho trẻ gồm các bước sau:
Bước 1 - Thăm khám và chụp X-quang răng
Trước khi nhổ răng cho trẻ, Bác sĩ cần kiểm tra và cho trẻ chụp X-quang để chẩn đoán chính xác tình trạng răng, xem vị trí răng và cấu trúc xương xung quanh, từ đó đưa ra liệu trình nhổ răng chính xác.
Bước 2 – Vệ sinh răng cho trẻ
Trẻ sẽ được vệ sinh răng và sát khuẩn vùng miệng để đảm bảo quá trình nhổ răng sâu vô khuẩn tuyệt đối, tránh viêm nhiễm tại vị trí nhổ răng.
Bước 2 – Gây tê
Gây tê cục bộ sẽ giúp trẻ không cảm thấy đau khi nhổ răng. Bác sĩ sẽ sử dụng loại thuốc tê an toàn cho trẻ với liều lượng thích hợp, đảm bảo không ảnh hưởng đến cơ thể của bé.
Bước 3 – Nhổ răng sâu
Sau khi tiến hành gây tê cục bộ, nha sĩ sẽ loại bỏ răng sâu bằng các dụng cụ chuyên dụng. Với kinh nghiệm dồi dào, chuyên môn cao, đội ngũ Bác sĩ phụ trách nha khoa trẻ em tại Nhân Tâm sẽ giúp trẻ nhổ răng nhẹ nhàng, không đau, ít chảy máu và không tổn thương đến xương hàm, thần kinh và các răng xung quanh.
Bước 4 – Khâu vết thương
Vết thương sau nhổ răng sẽ được khâu lại bằng chỉ nha khoa để tránh thức ăn lọt vào vị trí nhổ răng.
Bước 5 – Đặt dụng cụ duy trì khoảng trống
Khi một chiếc răng bị nhổ hoặc mất sớm, các dụng cụ duy trì khoảng trống sẽ được đặt để đảm bảo răng vĩnh viễn của trẻ mọc đúng vị trí. Các khí cụ này ngăn chặn sự di chuyển của các răng lân cận về khoảng trống mất răng.
Cách chăm sóc sau khi nhổ răng sâu
Sau khi nhổ răng, tại vị trí nhổ răng có thể chảy một ít máu, trẻ có thể có cảm giác đau nhức nhẹ trong một vài ngày đầu. Để giúp xoa dịu cảm giác khó chịu ở trẻ và tăng tốc độ lành thương, Ba Mẹ cần lưu ý:
- Cho trẻ ăn thức ăn mềm: để giúp trẻ thoải mái, bạn nên cho trẻ ăn thức ăn mềm hơn trong vài ngày sau phẫu thuật, chẳng hạn như sữa, cháo, súp...
- Không để trẻ dùng ống hút hoặc khạc nhổ mạnh trong khoảng một tuần sau nhổ răng vì những thao tác này có thể làm vỡ cục máu đông hình thành sau nhổ răng và gây chảy máu.
- Chườm lạnh: chườm lạnh bên ngoài hàm để giúp giảm viêm và đau trong suốt quá trình lành thương.
- Thuốc: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, chống viêm, và thuốc kháng sinh an toàn cho trẻ. Ba Mẹ cần cho trẻ uống thuốc đúng theo hướng dẫn của Bác sĩ.
- Loại bỏ các thói quen xấu: Trẻ thường có những thói quen như đưa tay vô miệng, ngậm nhai các đồ vật cứng, đánh răng mạnh tay… Những thói quen này sẽ khiến vết thương dễ nhiễm trùng hoặc lâu lành thương nên cần loại bỏ.
Các cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả
Để bảo tồn răng trẻ, các Bác sĩ khuyên bạn nên phòng ngừa sâu răng cho trẻ bằng các cách sau đây:
- Hướng dẫn trẻ thực hành vệ sinh răng miệng đúng cách là một phần quan trọng để ngăn ngừa sâu răng. Nên cho trẻ đánh răng bằng bàn chải và kem đánh răng trẻ em ít nhất hai lần mỗi ngày. Tham khảo ý kiến Bác sĩ để cho con sử dụng kem đánh răng có chứa florua.
- Cho trẻ khám răng định kỳ: Khi khám răng định kỳ, trẻ sẽ được làm sạch các mảng bám trên răng và loại bỏ vi khuẩn gây sâu răng. Đồng thời thói quen khám răng định kỳ sẽ giúp Bác sĩ phát hiện kịp thời các bệnh lý răng miệng ở trẻ và điều trị sâu răng trước khi nó trở nên tồi tệ hơn.
- Chế độ ăn uống khoa học: Trẻ nhỏ rất thích ăn bánh kẹo và uống nước ngọt. Ba Mẹ cần hạn chế cho trẻ tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống có lượng đường cao thay vào đó hãy bổ sung hoa quả, rau xanh và các thực phẩm tốt cho răng của trẻ. Không nên cho trẻ bú bình khi ngủ hoặc ngậm cơm khi ăn.
- Trám răng phòng ngừa: Trám sealant phòng ngừa sâu răng là một kỹ thuật nha khoa phổ biến để ngăn chặn tình trạng sâu răng diễn ra.