Sau 1 tuần nhổ răng khôn vẫn đau có nguy hiểm không?

Thông thường cơn đau do nhổ răng khôn sẽ giảm dần và mất hẳn trong vòng 1 tuần. Nếu sau khi nhổ răng khôn 1 tuần vẫn đau thì bạn cần phải quay lại phòng khám để kiểm tra.

Nhổ răng khôn không đơn giản như nhổ răng ở các vị trí khác. Quá trình này sẽ gây chút khó chịu cho bệnh nhân, nhất là trong các trường hợp nhổ răng khôn mọc lệch, mọc ngang, mọc ngầm cần thực hiện tiểu phẩu nhổ răng khôn. 

>> Tham khảo giá nhổ răng khôn

Một số nguyên nhân vì sao nhổ răng khôn 1 tuần vẫn đau?

Nhiễm trùng vùng đang điều trị

Đây được xem là một trong những biến chứng thường gặp sau khi nhổ răng khôn. Nguyên nhân có thể được xác định như sau:

+ Dụng cụ nhổ răng chưa được vô trùng tuyệt đối. Không vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng không kỹ trước khi nhổ răng.

+ Có thể do Bác sĩ thực hiện quy trình nhổ răng không đúng kỹ thuật.

+ Không uống thuốc và thực hiện chăm sóc răng theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chấn thương mô mềm

Nhổ răng khôn 1 tuần vẫn đau có thể do chấn thương mô mềm. Đây cũng là một biến chứng thường gặp và khiến cơn đau nhức dai dẳng hơn. Má, vòm miệng và sau hàm là những nơi dễ bị chấn thương mô mềm trong quá trình nhổ răng khôn. Thông thường thì tình trạng đau âm ỉ này có thể kéo dài hơn 1 tuần hoặc đến vài tuần sau đó.

Tổn thương dây thần kinh

Đây là tình trạng hiếm gặp nhưng cũng được xem là biến chứng nghiêm trọng nhất sau khi nhổ răng khôn.

Răng khôn nằm ở vị trí có nhiều dây thần kinh đi qua và tác động lớn đến các vùng răng – hàm – mặt. Vì vậy, nếu Bác sĩ không đủ chuyên môn và kinh nghiêm, quy trình nhổ răng sai cách, không ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ dẫn đến nguy cơ làm tổn thương đến các dây thần kinh trong khi nhổ răng.

>> Thông tin hữu ích:  răng hàm bị sâu có nên nhổ

Nên làm gì khi nhổ răng khôn sau 1 tuần vẫn đau?

Ngay khi gặp tình trạng sau khi nhổ răng khôn 1 tuần vẫn đau thì bạn nên đến ngay các phòng khám nha khoa uy tín gần nhất để bác sĩ có thể khám, đánh giá đúng về quá trình hồi phục và cũng như nguyên nhân gây đau nhức kéo dài.

Nếu bị nhẹ thì bác sĩ sẽ cho bạn toa thuốc uống chống nhiễm trùng hoặc thuốc giảm đau.

Nếu bị nặng thì bạn sẽ phải điều trị vùng viêm nhiễm hoặc xử lý phù hợp với nguyên nhân gây đau.

Đồng thời bạn cũng cần hợp tác với bác sĩ trong suốt quá trình điều trị:

+ Không nên dùng lưỡi rê vào vùng răng vừa nhổ vì ở lưỡi chứa rất nhiều vi khuẩn có thể khiến cho vùng răng vừa nhổ dễ bị nhiễm trùng.

+ Hạn chế dùng ống hút hoặc sử dụng chất kích thích.

+ Ăn những loại thực phẩm mềm như súp và cháo, sinh tố... Mặt khác thì tránh các món quá nóng, cứng, dai làm tăng tổn thương và sẽ làm cơn đau thêm nghiêm trọng.

Tại Quận 10 – Tp.HCM bạn có thể đến thăm khám và điều trị răng khôn mọc lệch, răng sâu, nhổ răng sữa cho bé ở NHA KHOA NHÂN TÂM để sử dụng dịch vụ chất lượng đạt chuẩn quốc tế, đảm bảo an toàn, hiệu quả, không đau, không biến chứng.

Nha Khoa Nhân Tâm

Hotline: 1900 56 5678 - 0842 56 5678

Email: drnhan1@gmail.com - Zalo/Viber: 0338 56 5678

Địa chỉ: 807 Đường 3/2, Phường 7, Quận 10, TP.HCM